Tên gọi của bão Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2016

Tên quốc tế

Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến cường độ bão nhiệt đới.[45] Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó.[46] Sau đây là các tên gọi dự kiến sẽ đặt tên cho các cơn bão năm 2016

  • Nepartak (1601)
  • Lupit (1602)
  • Mirinae (1603)
  • Nida (1604)
  • Omais (1605)
  • Conson (1606)
  • Chanthu (1607)
  • Dianmu (1608)
  • Mindulle (1609)
  • Lionrock (1610)
  • Kompasu (1611)
  • Namtheun (1612)
  • Malou (1613)
  • Meranti (1614)
  • Rai (1615)
  • Malakas (1616)
  • Megi (1617
  • Chaba (1618)
  • Aere (1619)
  • Songda (1620)
  • Sarika (1621)
  • Haima (1622)
  • Meari (1623)
  • Ma-on (1624)
  • Tokage (1625)
  • Nock-ten (1626)

Tên địa phương của Philippines

Khi một xoáy thuận nhiệt đới đi vào khu vực PAGASA theo dõi sẽ được đặt tên bằng danh sách tên bão riêng của họ

Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) sử dụng danh sách tên bão riêng của họ để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ. PAGASA đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của họ và những xoáy thuận nhiệt đới di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, và danh sách tên bão sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2020. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2012, với ngoại lệ có Pepito thay thế Pablo.[47]

  • Ambo
  • Butchoy (1601)
  • Carina (1604)
  • Dindo (1610)
  • Enteng (1612)
  • Ferdie (1614)
  • Gener (1616)
  • Helen (1617)
  • Igme (1618)
  • Julian (1619)
  • Karen (1621)
  • Lawin (1622)
  • Marce (1625)
  • Nina (1626)
  • Ofel (chưa sử dụng)
  • Pepito (chưa sử dụng)
  • Quinta (chưa sử dụng)
  • Rolly (chưa sử dụng)
  • Siony (chưa sử dụng)
  • Tonyo (chưa sử dụng)
  • Ulysses (chưa sử dụng)
  • Vicky (chưa sử dụng)
  • Warren (chưa sử dụng)
  • Yoyong (chưa sử dụng)
  • Zosimo (chưa sử dụng)

Danh sách phụ trợ

  • Alakdan (chưa sử dụng)
  • Baldo (chưa sử dụng)
  • Clara (chưa sử dụng)
  • Dencio (chưa sử dụng)
  • Estong (chưa sử dụng)
  • Felipe (chưa sử dụng)
  • Gardo (chưa sử dụng)
  • Heling (chưa sử dụng)
  • Ismael (chưa sử dụng)
  • Julio (chưa sử dụng)

Số hiệu cơn bão tại Việt Nam

Do hệ quả của quá trình chuyển pha từ El Nino mạnh sang La Nina yếu, năm 2016, bão và ATNĐ trên biển Đông hoạt động rất mạnh với 18 cơn bão và ATNĐ (bao gồm 1 ATNĐ không chính thức do bão Aere suy yếu mạnh lên trở lại), nhiều hơn hẳn so với TBNN (12 cơn) và so với dự báo ban đầu (10 cơn), chỉ đứng sau năm 2013 về số lượng (thua 1 cơn), hơn năm 1964 (17 cơn); hơn tổng số bão và ATNĐ 2 năm 2014, 2015 cộng lại (14 cơn). Năm 2016, trên BĐ có 10 cơn bão (hơn TBNN 1 cơn) và 8 ATNĐ (nhiều hơn hẳn TBNN). Trong năm, những cơn bão hoạt động trên biển Đông chủ yếu đổ bộ vào Bắc Bộ và miền Nam Trung Quốc. Chỉ có 1 cơn (Rai) đổ bộ vào Quảng Nam. Trong khi đó, số lượng ATNĐ lại chủ yếu tập trung ở Trung Bộ (3 cơn), cả ba cơn này cùng với hoàn lưu bão Tokage suy yếu đã gây tổng cộng 5 đợt mưa lũ cho miền Trung và Tây Nguyên từ tháng 10 - 12 năm 2016, gây tổng thiệt hại lên đến 8573 tỷ đồng (381 triệu USD).[48] Nhìn chung, thiên tai năm 2016 ở VN đã gây thiệt hại 37650 tỷ đồng (1,7 tỷ USD), hơn hẳn năm 2013.[49] Thời tiết cũng như là mùa mưa bão 2016 ở Việt Nam khá giống năm 1983.

Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2016 (kèm vùng đổ bộ).

  • Bão số 1 (Mirinae) (đổ bộ phía Bắc tỉnh Ninh Bình)
  • Bão số 2 (Nida) (đổ bộ Nam Trung Quốc)
  • Bão số 3 (Dianmu) (đổ bộ phía Nam Hải Phòng)
  • Bão số 4 (Rai) (đổ bộ Quảng Nam)
  • Bão số 5 (Meranti) (đổ bộ Phúc Kiến -Trung Quốc)
  • Bão số 6 (Aere) (không ảnh hưởng, ATNĐ hồi sinh từ bão vào Thừa Thiên-Huế)
  • Bão số 7 (Sarika) (đổ bộ Nam Trung Quốc, sượt qua biên giới Móng Cái-Quảng Tây)
  • Bão số 8 (Haima) (đổ bộ Nam Trung Quốc)
  • Bão số 9 (Tokage) (tan ở giữa biển Đông)
  • Bão số 10 (Nock-ten) (tan ở Nam Biển Đông)

Ngoài ra còn 2 ATNĐ khác đều đổ bộ vào Bình Thuận ngày 5/11 và 13/12.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2016 http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://english.cctv.com/2016/05/28/VIDESzEQ1KQvoGJ... http://www.gmanetwork.com/news/story/571421/scitec... http://sputniknews.com/asia/20160529/1040429141/gu... http://japan.stripes.com/news/lionrock-could-give-... http://www.hko.gov.hk/informtc/tcMain.htm http://www.weather.gov.hk/informtc/td0526/report.h... http://agora.ex.nii.ac.jp/cgi-bin/dt/search_name2.... http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/referenc... http://www.jma.go.jp/en/g3/